Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

CCĐY 1 - KHẢ NĂNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CỦA HUYỆT

1- Huyệt là gì ?

Huyệt là một điểm nhạy cảm nhất so với chỗ khác, có cảm giác tê, tức đau lan truyền khi bấm vào. Huyệt có thể nằm trên gân gọI là cân huyệt, nằm trên mạch máu gọi là huyết huyệt, nằm trên cơ nhục gọi là cơ huyệt, nằm trên xương gọi là cốt huyệt, nằm giữa hai khe xương gọi là khích huyệt, nơi đau tại chỗ có thể nằm trên đường kinh hay ngoài đường kinh gọi là a thị huyệt (thị là tại chỗ, khi bấm vào đó bị đau kêu lên thành tiếng a ).

2- Lịch sử thành hình khoa châm cứu :

Huyệt đã được biết đến từ thời kỳ con người còn ăn lông ở lỗ, đó là những điểm đau a-thị-huyệt, và con người cũng biết sử dụng một cục đá nhỏ có đầu nhọn để tự ấn vào điểm đau, họ cảm thấy dễ chịu, bớt đau, người ta gọi là phương pháp biếm châm , dần dần theo thời gian, con người có kinh nghiệm tìm ra nhiều điểm đau có liên quan đến bệnh, và cũng đã biết chế ra kim châm thô sơ thay cho cục đá.

Cũng tùy theo những điểm đau, họ cảm thấy có lúc dùng kim châm cũng không hết đau, mà dùng tay ấn vào huyệt cho ấm lên thì cái đau biến mất, nên đã thay thế bằng cách hơ nóng nơi đau, kể từ đó đã có những người chuyên môn biết châm huyệt và cứu huyệt để chữa các bệnh tê đau nhức mỏi, người đời xưa gọi là thầy châm cứu.

Về sau các thầy châm cứu cổ đại đã nghiên cứu tìm ra các điểm đau có tính dẫn truyền nên bổ sung thành những đường kinh đơn giản chưa có mối quan hệ giữa kinh này với kinh khác nên chưa biết có sự tương quan ngũ hành.

Qua kinh nghiệm của nhiều thời đại, các thầy châm cứu chỉ coi huyệt như là một vị thuốc đơn chất ( giống như một nguyên tố hóa học ), đau đâu chữa đó, nên đã gặp những trở ngại, càng châm nhiều huyệt lại càng không khỏi, họ nghi ngờ có sự liên quan biến dịch xung khắc ngũ hành của huyệt ,họ mới xin phép nhà vua cho mổ xẻ tử tội để học hỏi rút tỉa kinh nghiệm lý luận ,rồi sắp xếp lại khả năng chuyên trị của từng huyệt, huyệt nào hữu hiệu hơn huyệt nào để thành một khoa châm cứu và truyền kinh nghiệm cho đời sau, khoa châm cứu dần dần thành hình từ thời đại Tần-Hán với quyển Hoàng Đế Nội Kinh ( Tố vấn- Linh xu khoảng năm -246, -25 ).

Qúa trình hình thành quyển Nội Kinh là do góp nhặt kinh nghiệm xương máu của các tử tội qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại của mấy ngàn năm trước mới xong phần châm cứu căn bản có hệ thống âm dương ngũ hành và kinh mạch, lúc đó sự biến hóa kỳ diệu của huyệt không phải là một đơn chất như một nguyên tố hóa học mà là một thành phần trong một hợp chất tạo ra một công dụng khác trong chữa bệnh.

Như vậy đông y châm cứu đã qua thời kỳ đơn huyệt với những thí nghiệm bằng mổ xẻ do các thái y được phép nhà vua cho sử dụng tử tội để nghiên cứu, rút kinh nghiệm lập thành hệ thống kinh mạch huyệt đạo gồm 365 huyệt, sắp xếp theo kinh mạch, âm dương, ngũ hành, theo tạng phủ, rồi đem ứng dụng đều thấy có kết qủa giống nhau trong khoảng thời gian dài cả ngàn năm, lúc đó các thái y đờI sau thấy không cần thiết lạm dụng tử tội để thí nghiệm những cái đã biết do đời trước để lại, vì vậy ngày nay tây y đã sai lầm cho rằng kinh nghiệm đông y là trừu tượng mơ hồ, không biết mổ xẻ như tây y nên không đáng tin cậy. Thực ra các giáo sư bác sĩ ở các đại học tây phương sang Trung quốc học châm cứu đã từng thắc mắc làm sao đông y biết được kinh mạch và huyệt đạo nếu đông y chưa từng biết đến mổ xẻ cơ thể con người. Chúng ta nghe chính họ đã viết như sau: Dans la Chine ancienne, en effet, une des sentences communément appliqués à certains crimes était la torture qui consistait souvent en une vivisection. Le criminel était littéralement coupé en pièces, vivant, et plus longtemps le bourreau pouvait garder son client vivant sous un tel traitement, plus grande était son habileté professionnelle. à cette époque, les médecins, même s’ils n’étaient pas autorisés à toucher le criminel, pouvaient cependant assister à la séance de tortures. Il n’est donc pas étonnant que ces médecins, en observant l’interaction des organes dans un corps vivant, aient développé la théorie de l’existence d’un flux d’énergie ciculant dans l’organisme, alors que ce flux d’énergie échappait aux médecins occidentaux, traditionnellement habitués à disséquer des cadavres dans lesquels l’énergie a par définition cessé de circuler.. ( Manupuncture de Massimo N. di Villadorata, page 11 ).

Khoa châm cứu thịnh hành từ đời Hậu-Hán (25-220 sau Tây lịch )và ông tổ châm cứu thời đó là thần y Tần Việt Nhân hiệu Biển Thước đã có công bổ sung 41 vấn đề thắc mắc khó hiểu của môn trị bệnh bằng châm cứu gọi là Nạn kinh . Sau tổ châm cứu Biển Thước 1000 năm ,ngành đông y cũng phát triển mạnh về cách chữa bệnh bằng cây cỏ dựa trên quyển Bản Thảo Thần Nông được bổ sung thêm bằng kinh nghiệm của Ông tổ Hoa Đà thời Tam Quốc. Cả hai phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu và bằng dược thảo đều thống nhất quy luật biến hóa của Âm-Dương ngũ hành. Nên mỗi vị thuốc hoặc mỗi huyệt là một đơn chất có công dụng khác hoàn toàn với công dụng của hợp chất khi chúng được phối hợp lại, giống như tây y ,đơn chất Chlor, và đơn chất Natri là hai độc tố khi chưa chế biến, nhưng khi chế biến thành một hợp chất sẽ trở thành muối ăn không có độc. Cho nên nhiều đơn chất có thể kết hợp thành nhiều hợp chất khác nhau để có được những công dụng chữa bệnh như ý muốn sẽ tùy vào khả năng hiểu biết và tiến bộ của ngành tây y.

3- Tính chất của huyệt :

Khi tác động lên huyệt, truyền theo hệ thần kinh nó sẽ kích thích hệ nội tiết và miễn nhiễm của cơ thể để cho một phản ứng hóa học tạo thành một vị thuốc . Như vậy mỗi huyệt coi như là một thành phần hóa học tạo ra thuốc. Nhưng hiệu năng của huyệt biến đổi đa dạng có nhiều hay ít công dụng còn tùy vào kiến thức của người biết cách lý luận để phối hợp huyệt thành một bài thuốc. Cho nên cách bào chế thuốc bằng huyệt theo kinh nghiệm của các thầy thuốc châm cứu tây y và đông có nhiều khác biệt rất xa.

a-Theo kinh nghiệm châm cứu của các thầy thuốc tây y :

Các bác sĩ châm cứu tây y phải mất một thời gian dài gần 100 năm mới chỉ tìm ra được khả năng đơn chất của từng huyệt, đã phải qua nhiều thử nghiệm, kiểm chứng và thống kê để biết được tính chất các huyệt rõ ràng như đã biết tính chất của các nguyên tố hóa học hay tính chất và công dụng của từng loại vitamine.

Thí dụ như huyệt Túc Tam Lý được ông tổ châm cứu Tây phương tên Soulié de Morant,( một bác sĩ Pháp, cựu đại sứ Pháp tại Trung Quốc đã học được môn châm cứu của đông phương đem về truyền dạy lại cho các bác sĩ tây phương) đã thử nghiệm tính chất huyệt này có điện thế rất mạnh để chữa bệnh thể chất mệt mỏi, tinh thần suy nhược lo lắng. Trường Đại học Quân y 4 Trung Quốc sau khi thử nghiệm kết luận châm huyệt này thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng nhiều nhất. Các trường Đại học Y khoa khắp thế giới có nghiên cứu tính năng của huyệt châm cứu cho biết các kết qủa thử nghiệm của huyệt Túc tam lý như sau : Làm co bóp nhu động ruột và bao tử mạnh và nhanh hơn, tiết dịch vị nhiều hơn, làm tăng bạch cầu, tăng cường tuyến hoạt động thượng thận, tăng trọng lượng làm dầy vỏ tuyến thượng thận, làm cho adrénaline tiết ra nhiều hơn, làm thay đổi điện tâm đồ, châm vaccin thương hàn vào huyệt thấy hiệu qủa làm tan vi khuẩn nhanh hơn..Tất cả những khám phá đó cũng chỉ là đơn chất do huyệt tạo ra. Các huyệt khác cũng đang tìm tòi thử nghiệm theo tiêu chuẩn khoa học tương tự như vậy, tây y đang tìm kiếm khả năng của huyệt , mỗi huyệt tạo ra được vị thuốc gì.

Nhưng phương pháp điều chế thành một hợp chất cần thiết phù hợp với bệnh là những huyệt có tính chất đối chứng trị liệu lâm sàng sau khi khám âm dương hư thực hàn nhiệt mới biết cách lập lại quân bình ,thì chưa có kinh nghiệm, vẫn còn phải mất nhiều thời gian nữa mới hệ thống hóa được các huyệt , e rằng phải đi lại con đường bốn, năm ngàn năm trước mà y học đông phương đã trải qua.

Về lãnh vực Tây y dược, ngày nay chúng ta dựa vào bảng nguyên tố hóa học làm kim chỉ nam trong mọI nghiên cứu tìm tòi, chế biến hóa dược, mặc dù đã tiến bộ rất xa, nhưng chưa biết hết được khả năng tính dược còn nhiều bí mật ,để có thể sản xuất ra các loại thuốc chữa bệnh như ý muốn, mặc dù đã biết xếp loại nào là gốc acide, loại nào gốc base, gốc carbure.. Rồi còn phải nghiên cứu biết cách phối hợp acide nào đi vớI gốc base nào cho ra loại muối nào, song song vớí việc khám bệnh xem cơ thể cần loại muối nào mớI phù hợp. Cho nên ở thị trường tây dược có loại thuốc thuộc acide, có loại thuốc thuộc base, có loại thuốc thuộc muối cũng nhiều vô kể mang tên thương mại khác nhau để đem điều trị bệnh cho bệnh nhân,sau năm mười năm mới rút tỉa ra được kinh nghiệm lâm sàng là lợi hay hại của thuốc, nếu lợi không sao, còn nếu hại gây biến chứng thành bệnh khác thì đã qúa muộn.

b-Về lãnh vực nghiên cứu huyệt thay thuốc :

Tìm huyệt để điều chế phối hợp sao cho đúng phân lượng thuốc mà cơ thể cần, điều này ngành châm cứu tây y cũng vẫn còn đang nghiên cứu, nhưng mới chỉ nghiên cứu được công dụng của đơn huyệt. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ trên những sách học châm cứu của tây phương, công dụng chữa bệnh của một huyệt rất ít, chỉ chữa được một hai bệnh theo lý thuyết, nhưng áp dụng kém hiệu qủa dẫn đến những hoài nghi thắc mắc vì có nhiều huyệt ghi chữa được cùng một bệnh giống nhau, nhưng thực tế lâm sàng có khác biệt để chọn huyệt, thí dụ có 5 huyệt ghi chữa nhức đầu, các thầy thuốc tây y không biết phải chọn xem huyệt nào hay nhất, nếu dùng sai nó sẽ phản tác dụng, nếu có sinh viên nào thắc mắc hỏi thầy tại sao lại có tình trạng như vậy, thầy cũng chưa trả lời được, vì cách chọn huyệt lệ thuộc vào đối chứng lâm sàng, thí dụ như đau đầu do lạnh dùng huyệt 1, do cảm nắng dùng huyệt 2, do kinh nguyệt dùng huyệt 3, do áp huyết dùng huyệt 4, do suy nghĩ nhiều dùng huyệt 5.....Đối với đông y, trên lý thuyết người ta đã tìm ra tính chất của huyệt theo đơn chất nên mới áp dụng kiểu chọn một huyệt thích hợp cho một trong hàng trăm loại nhức đầu khác nhau.

BởI vì thực ra đông y không còn xem huyệt là một đơn chất, mà huyệt là một đơn vị trong một thế trận, khi nó làm quân, khi nó làm thần, khi nó làm tá, khi nó làm sứ, theo kỹ thuật phối hợp thuốc của ngành đông dược, mỗi lúc mỗi biến hóa khác nhau theo một quy luật khí hóa ngũ hành. Điều mà ngành châm cứu tây y tránh né vì nó trừu tượng không thể hiểu để giảng giải và áp dụng.

c-Nghiên cứu và phân tích qua một thí dụ :

Chúng ta lấy một thí dụ cách chữa chứng bệnh áp huyết, phân tích theo cách chữa bằng huyệt của tây y và đông y cũng đã có qúa nhiều cách biệt về kinh nghiệm điều trị.

Theo châm cứu tây y :

Nếu có hai đơn chất, huyệt A thuộc nhóm acide, huyệt B nhóm base cũng chữa được bệnh trên, thầy thuốc phải chọn huyệt nào ? Có người chọn A, có người chọn B, có người chọn cả hai AB thuộc dạng muối .

Chúng ta sẽ phân tích kết qủa như sau :

Nếu áp huyết do thiếu acide thì phải bổ huyệt A để tăng acide.

Nếu áp huyết do dư acide thì phải tả huyệt A để giảm acide.

Nếu áp huyết do thiếu base thì phải bổ huyệt B để tăng base.

Nếu áp huyết do dư base thì phải tả huyệt B để giảm base.

Nếu không hiểu chứng bệnh áp huyết thuộc loại nào, mà cứ nghĩ rằng huyệt A cũng chữa áp huyết, huyệt B cũng chữa áp huyết, nên dùng cả hai huyệt, lại trở thành loại thuốc muối AB không hợp với bệnh sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Khi thực hành châm AB, phải châm bổ, hoặc châm tả cũng lại là vấn đề không biết, hậu qủa sẽ ra sao?

Còn như áp huyết nguyên nhân do muối, cần phải tìm loại muối nào thích hợp, AB, hay CD, hay EF..liều lượng bao nhiêu, phải bổ sung thêm bao nhiêu lại là vấn đề nan giải khác.

Nếu áp huyết do dư muối, phải tìm ra loại muối nào dư, chọn những đơn huyệt nào phối thành một hợp chất để tiêu hủy chất muối gây nên bệnh áp huyết.

Kết luận : Qua thí dụ trên ,châm cứu Tây y chưa tìm ra gốc bệnh của chứng áp huyết theo đúng tiêu chuẩn sử dụng huyệt của đông y thì không thể nào biết cách chữa cho đúng .Tương tự đối với các bệnh khác cũng nan giải ,ít thành công.

-Theo kinh nghiệm châm cứu của thầy thuốc đông y :

Nếu cho bệnh nhân đi thử máu, phân, nước tiểu, virus, vi trùng, điện tâm đồ, huyết mạch theo tây y, cũng có thể phân loại chứng áp huyết thuộc acide hay base, hay muối, dư hay thiếu loại acide nào, base nào, muối nào..( ở Tây phương ,nếu các bác sĩ châm cứu chưa được quyền gửi bệnh nhân đi xét nghiệm là một thiệt thòi trong vấn đề nghiên cứu sự tiến bộ của khoa châm cứu theo tiêu chuẩn tây y ).

Theo đông y, muốn phối hợp huyệt để chữa một bệnh, trước hết đông y phải biết phân tích nguyên nhân bệnh một cách rõ ràng theo tiêu chuẩn bát cương, là bệnh thuộc âm hay dương, ( khí hay huyết ), hàn hay nhiệt, hư hay thực, biểu hay lý. Khám bệnh theo bát cương ,các bác sĩ châm cứu tây y cảm thấy nó trừu tượng, phiền phức, khó chẩn đoán, không có kinh nghiệm, đa số đều bỏ qua việc truy tìm ngưyên nhân theo bát cương, chỉ chữa theo chứng ngọn mà bệnh nhân kể, nên không thể nào hiểu được sự biến hóa kỳ diệu của quy luật âm dương ngũ hành.

Ngay cả các thầy thuốc đông y kiến thức hiểu biết như nhau, bằng cấp như nhau, trình độ như nhau, nhưng kinh nghiệm lâm sàng để khám và tìm cách phối hợp huyệt vẫn thấy rõ sự hơn kém khác nhau trong điều trị. Cách điều trị khác nhau đó được chia thành ba bậc : Bậc hạ công là dụng tâm chữa ngọn, kết qủa nhanh thấy rõ ngay, chứng bệnh hết, nhưng gốc bệnh còn, sau sẽ chữa tiếp để ngừa biến chứng sang bệnh khác. Bậc trung công là biết phối hợp huyệt vừa chữa ngọn vừa chữa biến chứng truyền kinh, kết qủa tuy có chậm nhưng bệnh không bị biến chứng.

Bậc thượng công là biết phối hợp huyệt vừa chữa ngọn, vừa chữa gốc, vừa ngừa biến chứng truyền kinh.

Đời sau muốn học để chữa bệnh có kết qủa nhanh, bắt chước kinh nghiệm của bậc hạ công, mau nổi tiếng, chữa được chứng này hết, rồi lại chữa chứng khác khi có biến chứng truyền kinh sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, hành y như thế thiên hạ gọi là bá đạo. Đa số có lương tâm hành y như bậc trung công thiên hạ gọi là y đạo. Còn các thầy thuốc dầy dặn kinh nghiệm thuộc bậc thượng công, cứu bệnh nhân không phải vì tiền, bệnh thuyên giảm rồi khỏe mạnh, hết bệnh, không tái phát, thiên hạ gọi là vương đạo. Vì thế đông y mới cần phải biết đối chứng trị liệu lâm sàng, phối hợp huyệt theo bát pháp nào mình chọn cho phù hợp với bát cương đã khám được, và công thức huyệt phải là vương đạo hay y đạo, trừ trường hợp cấp tính trong cấp cứu mới phải dùng đến công thức theo bá đạo.

Đối chiếu với đông y, dạng acide hay base đông y gọi là hàn hay nhiệt. Thực ra đông y không biết hàn nhiệt là base hay acide, mà chỉ biết hàn hay nhiệt đều do khí trong cơ thể biến hóa ra, có cách tìm theo tiêu chuẩn âm dương, nếu muốn giải thích khí hàn nhiệt theo khoa học, chúng ta có thể dùng máy micro-wave để giải thích, khi bỏ thức ăn nguội vào lò, bấm nút, chúng ta không nhìn thấy một vật chất nào tác động, chỉ là một bức xạ nhiệt truyền trong không khí bưng bít kín trong lò làm cho thức ăn nóng lên, bức xạ nhiệt đó tạo ra nhiệt. Ngược lại, nếu khoa học nghiên cứu máy micro-wave với một cấu trúc khác có công dụng tạo ra bức xạ hàn để làm nguội thức ăn, thì bức xạ hàn tạo ra khí hàn, cái mà hiện nay khoa học chưa nghĩ tới, chứ không phải là không làm được, chỉ cần thay đổi những con chip điện tử và hệ thống phối hợp mạch đìện. Như vậy huyệt giống như một con chip điện tử, nhưng sự biến hóa để tạo ra một công dụng sẽ khác nhau ( như hàn hay nhiệt ) tùy vào mức độ hiểu biết và khả năng chế tạo của nhà bác học.

Dư hay thiếu khí nào, huyết nào, kinh nào ,mạch nào, đông y phải tìm ra thực hay hư. ,giống như một chuyên viên sửa chữa mạch điện, đo volt, đo ohm, đo ampère hoặc đo tần số sóng đìện bằng máy đo oscilloscope ở các đầu ra, đầu vào ở mỗi con chip để biết con chip đó còn giữ đúng tiêu chuẩn của mạch điện theo yêu cầu kỹ thuật hay không, nó vượt tiêu chuẩn nhiều hơn gọi là thực, nó suy kém không đủ tiêu chuẩn gọi là hư.

Ngoài cơ sở vật chất do biến đổi khí huyết, hư thực, hàn nhiệt thuộc KHÍ, đông y còn khám xét đến yếu tố tinh thần gọi là THẦN và yếu tố do ăn uống làm lợi hay hại cho bệnh gọi là TINH cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Chứng áp huyết còn nhẹ mới phát có thể do xáo trộn tâm lý thần kinh thuộc hư chứng như buồn, chán đời ( depression ) hay thực chứng như tức giận, căng thẳng thần kinh, lo nghĩ nhiều ( nerveuse, stress ).

Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động giống như nguồn năng lượng cung cấp cho một mạch điện, nếu không có hoặc không đủ, máy cũng sẽ hư hỏng, rồi các con chip trong máy không thường xuyên chạy để bảo trì nó cũng sẽ bị ẩm thấp, hoặc khô nứt làm hư hỏng. Cơ thể con người cũng vậy, thức ăn cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể ,đông y gọi là yếu tố TINH. Nếu nguồn năng lượng vào cơ thể bệnh không đúng nhu cầu đang cần, giống như cung cấp thay thế mấy con chip không đúng mã số, máy không chạy được. Cũng như thế, trong thức ăn hoặc ngay cả thuốc uống để chữa bệnh có thành phần acide, base, muối, có thứ tăng hàn, có thứ tăng nhiệt, có thứ tăng huyết, có thứ hại huyết, có thứ tăng khí, có thứ hại khí ,nó có thể lập lại quân bình sự hoạt động cơ thể hay làm mất quân bình hại cơ thể thêm , tùy theo sự mất năng lượng bên trong cơ thể nặng hay nhẹ, nếu nhẹ đông y gọi là bệnh còn ở biểu. Nếu tiếp tục ăn hoặc uống thuốc chữa bệnh sai không đúng những chất mà cơ thể cần thành bệnh nặng hơn, mãn tính, đông y gọi là bệnh ở .

d-Cách lập lại quân bình của đông y là đối chứng trị liệu lâm sàng :

Bệnh ở biểu, đông y khám xem do hàn thì làm mất hàn, hay cần phải tăng thêm nhiệt. Do nhiệt thì làm bớt nhiệt hay cần phải tăng hàn.

Bệnh ở lý, là bệnh thuộc dạng muối, nửa hàn, nửa nhiệt, hàn nhiều hơn nhiệt, hay nhiệt nhiều hơn hàn.

Muốn biết nguyên nhân tại sao hàn, tạo sao nhiệt, tại sao lẫn hàn lẫn nhiệt, đông y còn phải học thêm về cách phân tích bệnh lý theo âm dương ,tức là bệnh do khí hay huyết, hay do cả hai.

Khí hay huyết bị xáo trộn do tạng phủ nào, chứng áp huyết theo kinh nghiệm đông y có thể do một hay nhiều nguyên nhân sau đây :

Do tim, (nghẹt van tim, hẹp van tim, hở van tim..)

Do màng bao tim và ống mạch (tắc do cholesterol, máu vón đóng cục, trong máu có nhiều vôi, hẹp ống mạch )

Do lá mía ( trong bệnh tiểu đường )

Do bao tử (do ăn nhiều chất nóng tăng nhiệt, chưa tiêu hóa kịp làm khó thở mệt tim )

Do phổi (viêm, suyễn, nghẹt đờm, hút thuốc nhiều nóng phổi..)

Do đại trường (bệnh táo bón, viêm ruột kinh niên..),

Do thận (sưng bể thận, thận nhiệt trong bệnh tiểu đường..)

Do bàng quang ( nhiễm trùng, viêm tắc..),

Do gan (nóng gan, có độc trong gan, trong máu..),

Do túi mật ( tiết mật quá nhiều, tắc tuyến mật ..v.v..)

Tất cả các nguyên nhân trên, thầy thuốc đông y phải tìm ra trên lâm sàng (trong khi khám trực tiếp trên giường bệnh ), sau đó phải tìm ra cách đối phó với nguyên nhân ấy gọi là đối chứng trị liệu lâm sàng . Như vậy, riêng một bệnh về áp huyết do nhiều nguyên nhân thì cũng phải có nhiều công thức khác nhau để đối chứng trị liệu, rồi trị liệu khi nào cần cấp cứu như bá đạo, khi nào chữa theo y đạo, khi nào chữa theo vương đạo, nếu chỉ ăn cắp sưu tập hàng trăm công thức để chọn ra một công thức cầu may nào mà mình nghĩ rằng phù hợp với bệnh nhân là chữa không đúng theo cách đối chứng lâm sàng.

Muốn đối chứng trị liệu lâm sàng được chính xác phải hiểu cách lý luận biện chứng ngũ hành, và ngũ hành là gì ?

Đông y gọi chung những nguyên nhân kể trên thuộc ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Có ngũ hành thuộc âm huyết, có ngũ hành thuộc dương khí .

Kim tượng trưng cho phổi và đại trường.

Thủy tượng trưng cho thận và bàng quang.

Mộc tượng trưng cho gan và túi mật.

Hỏa tượng trưng cho tim và ruột non; tâm bào và tam tiêu.

Thổ tương trưng cho lá mía và bao tử.

Lý thuyết ngũ hành là một định đề như toán học, toán học nhờ định đề mới có thể chứng minh được mọi bài toán để đem ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Cũng như thế, có công nhận định đề âm dương ngũ hành, mới khám phá ra những lý luận chặt chẽ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tìm được nguyên nhân bệnh theo đông y đã khó, lại còn phải theo quy luật âm dương ngũ hành của huyệt phù hợp với âm dương ngũ hành của bệnh để biết lập lại quân bình sự khí hóa lại là việc khó hơn nữa, cho nên ngay cả một số thầy thuốc không giỏi lý luận ngũ hành, để tự mình có thể điều chế ra thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh mà chỉ biết áp dụng những công thức sẵn có của người khác để lại thì không thể nào gọi là phương pháp đối chứng trị liệu lâm sàng cho riêng bệnh của từng người được.

e-Sự khác biệt cách áp dụng đối chứng lâm sàng của tây y và đông y :

Thí dụ có một bệnh nhân khai bệnh như sau :

Xây xẩm, ù tai, mắt mờ, lòng bàn tay chân nóng, di tinh, mất ngủ, lưng gối đau nhức mỏi, khô miệng.

ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU Theo Bác sĩ Tây y :

Dấu hiệu lòng bàn tay chân nóng : Đo nhiệt độ : Nếu bình thường thì không phải bệnh nhiễm trùng, nếu nhiệt độ cao phải thử máu tìm vi trùng.

Xây xẩm : Đo áp huyết nếu thấp là do thiếu máu sẽ cho thuốc bổ máu, nếu bình thường thì bỏ qua vì là nguyên nhân thứ phát.

Mắt mờ : Nếu không do áp huyết thấp, gửi đi chuyên khoa khám mắt.

Mất ngủ : Cho thuốc an thần.

Đau lưng nhức mỏi : Cho thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau không hết, gửI đi chuyên khoa chụp hình lưng gối.

Khô miệng : Khuyên uống nhiều nước.

ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU Theo châm cứu Tây y

Chọn những đơn huyệt nào chữa xây xẩm, huyệt nào chữa ù tai và di tinh, huyệt nào hạ nhiệt, huyệt nào chữa mất ngủ, huyệt nào hành khí hành huyết cho khí huyết lưu thông, huyệt nào chữa đau nhức mỏi. Nếu chữa theo đơn huyệt bệnh nào huyệt nấy là chữa ngọn, phải chữa nhiều huyệt cho nhiều bệnh là đã phạm quy luật xung khắc ngũ hành, tất cả số huyệt gom lại tạo nên một thế trận mâu thuẫn kỳ quái, cơ thể tiết ra một loại thuốc kỳ quái thành liều thuốc độc gây phản ứng phụ, đã không chữa được những bệnh kể trên mà tạo ra một bệnh khác, cho nên châm cứu tây y lại nghi ngờ đến khả năng chữa bệnh của huyệt. Nếu chữa ngọn như thế kéo dài cả năm bệnh cũng không khỏi. Nhưng nếu chữa theo bá đạo, bệnh nhân khai nhiều bệnh, nhưng mỗi lần chữa, chỉ chữa một bệnh thì không phạm ngũ hành, hợp huyệt tạo thành một thế trận duy nhất tạo ra một vị thuốc tập trung cho một bệnh, châm vài lần hết được một bệnh, được bệnh nhân cho là thầy giỏi, châm đợt hai bớt bệnh thứ hai, châm đợt ba bớt bệnh thứ ba, châm đợt bốn bớt bệnh thứ tư, một thời gian sau bệnh thứ nhất tái phát, rồi lần lượt các bệnh cũ tái phát lại tiếp tục chữa như cũ. Vì theo châm cứu Tây y chỉ có những huyệt đó đã nghiên cứu và đã biết thì khả năng của huyệt chỉ giới hạn có vậy thôi. Như vậy, thực tế chưa có một thầy thuốc châm cứu tây y nào được thiên hạ biết đến trong những ca bệnh thành công mà báo chí phổ biến như những ca thành công của các bác sĩ tây y. Các thầy thuốc châm cứu tây y còn nghi ngờ đến khả năng chữa bệnh của huyệt vì không biết áp dụng quy luật âm dương ngũ hành, bát pháp, bát cương để lập thế trận tạo ra thuốc bằng hợp huyệt, nhưng có một số các thầy thuốc châm cứu tây y có chí học hỏi nghiên cứu thêm, hằng năm vẫn sang Trung Quốc tu nghiệp nâng cao kiến thức và tay nghề, nhưng dù sao đánh giá khả năng của các thầy thuốc châm cứu không ai chính xác bằng các bệnh nhân, khi họ muốn chữa bệnh bằng châm cứu họ đã chọn các thầy châm cứu người Á đông hơn là người tây phương.

ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU Theo châm cứu đông y :

Dựa theo kinh nghiệm cổ nhân đã nghiên cứu thực nghiệm thành công từ mấy ngàn năm, từ đời này sang đời khác, kết qủa đều giống nhau, từng để lại câu nói ‘ ‘cái gì chưa biết mới cần phải thử, cái đã biết rồi khỏi cần phải thử nữa ‘ , cho nên khi học về triệu chứng lâm sàng, sách có ghi CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ như sau: Một trong hai tạng suy đều có ảnh hưởng cả hai, nên dấu hiệu cả hai tạng đều xuất hiện cùng lúc như xây xẩm, tai ù, mắt mờ, lòng bàn tay chân nóng, di tinh ,mất ngủ, lưng gối mỏi, lưỡi đỏ, ít nước bọt. Theo kinh nghiệm cổ nhân, các chứng này thường gặp ở các bệnh nhiệt cấp tính thời kỳ cuối, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu, bệnh thần kinh, bệnh nộI thương, bệnh kinh nguyệt.

Trong triệu chứng lâm sàng học đã nói một chứng sinh ra nhiều bệnh (định lý thuận ), nhưng một bệnh có thể do nhiều chứng khác nhau không giống nhau ( định lý đảo ).

Như vậy, bệnh rối loạn tiền đình hay bệnh thiếu máu, hay bệnh thần kinh, hay bệnh kinh nguyệt có thể do chứng can thận âm hư, có thể do chứng can hư, có thể do chứng tâm thận bất giao, có thể do nhiều chứng khác nữa. Tuy nhiên các chứng được xem là nguyên nhân gây bệnh đều phải nói lên được các yếu tố sau đây : tạng hay phủ nào, thuộc khí hay huyết, hư hay thực, hàn hay nhiệt, biểu hay lý, để khi đối chứng trị liệu sẽ tìm ngũ hành tương sinh hay tương khắc để bổ hay tả, để tăng hay gỉảm hàn hay nhiệt. Cách chữa bổ, tả, hàn, nhiệt, phương pháp chọn công thức chữa tùy vào kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết của thầy thuốc muốn chữa theo bát pháp nào, cho ôn hay cho hòa, cho liễm hay cho xuất, cho thăng hay cho giáng, chữa vào khí hay vào huyết, hay cả khí cả huyết cùng lúc. Nói như thế thì chứng can thận âm hư chúng ta cũng có thể phát minh ra mấy chục công thức khác nhau, miễn làm sao sau khi chữa những dấu hiệu lâm sàng do bệnh nhân khai phải có sự thay đổi chuyển biến từ xấu sang tốt trong thời gian ngắn, lần chữa thứ hai dấu hiệu lâm sàng bớt đi, công thức đối chứng trị liệu lâm sàng phải thay đổi hợp huyệt khác lập thành thế trận mới, sau khi chữa bệnh thuyên giảm, chữa lần thứ ba khám lại dấu hiệu lâm sàng, rồi đối chứng trị liệu lâm sàng, đổi hợp huyệt lập thế trận khác nữa, thế trận mỗi lúc mỗi thay đổi cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn không tái phát. Nếu thầy thuốc nào cứ một công thức dùng hoài thì không phải là đối chứng trị liệu lâm sàng, cách thay đổi công thức này tây y không chấp nhận. Đối với tây y, một bệnh chỉ có một công thức chữa mà thôi.

Nếu so sánh châm cứu tây y với châm cứu đông y thì châm cứu tây y đi theo con đường khoa học thực nghiệm, thực chứng, theo mô hình đơn chất như một nguyên tố hóa học, cho nên việc điều chế nhiều đơn chất thành hợp chất như các hợp chất hóa học thì cũng không bao giờ đủ thuốc để chữa mọi bệnh và đúng nhu cầu của bệnh, và chính các hợp chất hóa dược định chế biến cũng phải mất bao nhiêu công phu và thời gian tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng lâm sàng, rút kinh nghiệm trong một thời gian qúa dài mà vẫn chưa đi đúng đường của đông y là đối chứng trị liệu lâm sàng.

Về lý luận ngũ hành trong khám bệnh, tìm bệnh trên lâm sàng, đông y dùng phương pháp tứ chẩn : vọng, văn, vấn, thiết để phân tích bệnh tình theo bát cương : âm, dương ( khí, huyết), hư, thực, hàn, nhiệt , biểu, lý.

Về lý luận ngũ hành trong đối chứng trị liệu , là bổ cái gì, tả cái gì ( khí hay huyết, tạng nào, phủ nào, tâm , can, tỳ, phế, hay thận..) theo tiêu chuẩn một trong tám phương pháp gọi là Bát pháp: Ôn, trấn, thanh, hòa, xuất ( thổ, hạ, tiết), liễm, bổ, tả.

Về lý luận ngũ hành chọn huyệt , không căn cứ theo đơn huyệt như châm cứu tây y, mà nghiên cứu theo chức năng khí hóa của huyệt có những tính chất khác biệt như :

Bát hội huyệt chủ chữa về : huyết, khí, gân, mạch, cốt, tủy, tạng hội, phủ hội.

Vinh huyệt chủ dinh dưỡng, phát triển.

Vệ huyệt là hệ nội tiết, miễn nhiễm phòng chống bệnh.

Ngũ du huyệt trên đường kinh để điều chỉnh bổ thêm khí hoặc huyết cho mạnh lên hay tả bớt cho yếu đi để trợ giúp đường kinh khác theo quan hệ mẹ con ( con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con ).

Ngũ du huyệt theo chiều đi của khí mạnh hay yếu là các huyệt căn, kết ( huyệt khởi đầu, huyết kết thúc ) ,và các huyệt Tĩnh, vinh, du, nguyên, kinh , hợp.

Du- Mộ huyệt để chỉnh chức năng hay cơ sở tạng phủ.

Bối du huyệt chỉnh thần kinh giao cảm, đối giao cảm của tạng phủ.

Chủ- khách huyệt theo biểu lý của Kỳ kinh bát mạch.

Giao hội huyệt là huyệt có khả năng điều chỉnh bệnh tình của hai đường kinh hay nhiều đường kinh mà không sợ phạm ngũ hành, thay vì phải chọn nhiều huyệt trên nhiều đường kinh bị bệnh để chữa sẽ làm rối loạn thế trận ngũ hành.

Ngoài ra còn hàn nhiệt huyệt, khích, lạc huyệt và đặc tính riêng cuả huyệt theo bát pháp có tính chất thăng, giáng, xuất, liễm, hòa, cố.

f-Quân bình ngũ hành khí hóa của tổng thể :

Tức là chọn các huyệt theo một thế trận chung theo quân thần tá sứ, giống như một bài thuốc uống bằng dược thảo, dĩ nhiên có rất nhiều huyệt công dụng giống nhau có thể ứng tuyển, nhưng khi quyết định chọn, thì chỉ được chọn một huyệt đáp ứng đúng với nhu cầu cần thiết sẽ tạo ra một sức mạnh kỳ diệu để chữa bệnh bao gồm nhiều chứng, mà không cần phải dùng nhiều thuốc chữa nhiều bệnh như tây y. Như vậy, công thức huyệt chúng ta lựa chọn chưa chắc giống vào một trong hàng trăm công thức theo sách vở học lóm được của người khác. Còn phải chú ý thế trận ngũ hành là tuân theo thứ tự ưu tiên của huyệt, làm đảo lộn thứ tự huyệt sẽ trở thành một công thức thuốc khác để chữa bệnh khác. Thí dụ thứ tự huyệt là 1234 chữa bệnh A, 1324 chữa bệnh B, 3214 chữa bệnh C, 4321 chữa bệnh D, 3421 chữa bệnh E, 3241 chữa bệnh F.. Như vậy theo các thầy thuốc châm cứu tây y ,nếu xem huyệt chỉ là đơn chất, và đặc tính của huyệt 1,2,3,4 là cố định, thì miễn sao cứ sử dụng cả 4 huyệt cách nào cũng được thì sẽ không có kết qủa, bởi chưa nghiên cứu được sự kỳ diệu của huyệt theo trận pháp ngũ hành, nên tây y còn nghi ngờ khả năng chữa bệnh bằng huyệt của đông y.

g- Kỹ thuật tác động huyệt sao cho có hiệu qủa :

Vì cùng một chứng bệnh giống nhau, đã tìm ra một công thức huyệt đối chứng lâm sàng giống nhau cho từng trường hợp bệnh, và do sự khí hóa lập lại quân bình của công thức chế tạo thuốc bằng hợp huyệt, hay thuốc ngoại dược là đông dược hoặc tây dược, bệnh sẽ biến chuyển mỗi lúc mỗi thay đổi khác nhau, cho nên không thể dùng mãi một công thức, hay một loại thuốc cố định suốt đời được. Nhưng yếu tố cuối cùng bệnh nhân mau khỏi bệnh hay không còn lệ thuộc vào kỹ thuật tác động trên huyệt.

Có ba phương pháp tác động trên huyệt đem lại kết qủa khác nhau :

a- Châm bằng kim kém hiệu nghiệm, vì ít có thầy giỏi châm trúng huyệt, tùy theo người châm, kết qủa từ 10 đến 50%.

b- Day bấm huyệt ,tránh được sự lây nhiễm truyền bệnh qua kim châm cứu lại hiệu nghiệm hơn châm kim, vì nó kích thích trực tiếp trên huyệt làm bệnh nhân đau, khiến bệnh nhân phải chú ý theo dõi cái đau, bộ não phải điều tiết nội dược tạo phản ứng chống đau, đó chính là thuốc do huyệt làm ra để tự chữa bệnh, cho đến khi bệnh nhân cảm thấy hết đau nơi huyệt đã bấm. Day bấm huyệt có hiệu qủa chữa bệnh tốt hơn châm cứu bằng kim, kết qủa 30-60%.

c- Vuốt huyệt truyền khí, bệnh nhân không bị đau như day bấm huyệt, nhưng vuốt huyệt có hai tác dụng :

Tác dụng do lực đẩy theo chiều bổ hay tả của ngón tay thầy thuốc làm cho đường kinh mạch định hình và khí huyết trong cơ thể bệnh nhân được khai thông và chạy mạnh hơn. Kết qủa 40-60%.

Tác dụng thứ hai do nội lực của thầy thuốc truyền sang tăng thêm sức đẩy cho kinh mạch vô định hình chạy mạnh hơn, cũng vì thế ,thầy thuốc chữa bệnh bằng huyệt thời xưa đều tập luyện khí công nội lực để truyền khí qua huyệt mà không bị mệt và mất sức. Kết qủa 70 % trở lên.

Hình thức nhân điện truyền vào huyệt bệnh nhân cũng thấy kết qủa hơn châm bằng kim, nhưng thầy nhân điện bị bệnh nhân thu hết điện theo nguyên tắc bình thông nhau, nhân điện không phải nội lực ,nên thầy có sức khỏe rồi cũng yếu dần, thầy càng chữa nhiều người thầy càng mất sức nhiều, nếu chữa nhiều người thì khí lực của bệnh nhân và thầy thuốc san bằng nhau, hai người đều bệnh, các bệnh nhân được chữa sau cùng không khỏe mà còn bị bệnh của thầy thuốc truyền sang.

4-Những khám phá mới về khả năng tiềm ẩn của huyệt :

Muốn khám phá những tiềm năng bí ẩn kỳ diệu của huyệt, chúng ta phải xem thể con người là một bộ máy vi tính tuyệt hảo mà thượng đế đã chế tạo ra, kinh mạch, huyệt đạo, âm dương, ngũ hành là con người tìm hiểu ra, chứ nó đã có sẵn trong cơ thể giống như phần cứng ( hardware ) của một máy computeur tuyệt hảo, thượng đế cũng gài vào đó rất nhiều software có hàng triệu triệu công dụng mà khả năng khoa học hiện đại ở thời đại chúng ta chưa khám phá được hết những khả năng tiềm ẩn trong đó để biết cách sử dụng nó, khoa học vẫn đang nghiên cứu không ngừng và có những hiện tượng lạ khoa học chưa giải thích được :

1-Gần đây, nhân việc nghiên cứu hoạt động của bộ não con người, vô tình có một điểm trên đầu của một bệnh nhân bị dòng điện với cường độ cực nhỏ chạm phải ,bệnh nhân cho biết họ có cảm tưởng xuất hồn ra khỏi cơ thể và nhìn thấy được thân xác mình đang được thử nghiệm. Sau tái thử nghiệm nhiều lần đều cho kết qủa như nhau.

2-Có những đại huyệt trong cơ thể gọi là luân xa (charkra), khi được kích thích ở một mức độ nào đó do tu tập khí công, yoga, thiền, hay do rủi ro tai nạn té ngã chạm phải, các luân xa được khai mở sẽ có được những thần thông như nhãn thông, nhĩ thông, tha tâm thông, để nghe được, thấy được những thế giới khác ngoài thế giới hiện tại của con người đang ở.

3-Trong các bài tập thở khí công để khai thông khí huyết kinh mạch huyệt đạo đến một mức nào đó tạo ra một tần số rung đụng vào các đại huyệt ( luân xa )tự nhiên con người biến đổi già thành trẻ, tóc trắng thành tóc đen, trí nhớ được phục hồi, kiến thức trở thành siêu việt. Thành công đầu tiên của những người tập khí công thông tiểu chu thiên đúng mức phải đạt được kết qủa như kinh nghiệm cổ nhân đã nói :

Vân thông khí công soi cốt tiết

Tinh bền khí đủ dưỡng nguyên thần.

4-Trong khẩu quyết tu luyện khí công của các bậc tiên gia đạo Lão có 9 bậc để đạt thành tiên, thì căn bản phải tập luyện Tinh-Khí-Thần cho thân thể khỏe mạnh, gọi là sơ nhất chuyển :

Sơ nhất chuyển lo tròn luyện kỹ

Xây đắp nền thần khí giao thông

Diệt trừ phiền não lòng không

Thất tình lục dục tận vong đơn thành

Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh

Dưỡng thánh thai chơn bỉnh đạo huyền

Ngày đêm cướp khí hạo nhiên

Hiệp hòa tánh mạng hống diên giao đầu.

..........................................................................

Tập đến bậc thứ 5 của khí công thì đã có thể :

Xuất thần lên cảnh thần tiên

Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu.

5-Mọi phương pháp tập luyện khí công, dù là tĩnh công (phương pháp tập thở), hoặc động công (phương pháp vận động tay chân theo hơi thở ), cũng đều có dụng ý tác động lên huyệt để khai thông kỳ kinh bát mạch và thông khí huyết lục phủ ngũ tạng trong cơ thể bằng nhiều công thức phối hợp huyệt khác nhau, các công thức này đã có từ thời xa xưa rất bí truyền, được những vị đã qua kinh nghiệm, tập có kết qủa, truyền lại bằng những khẩu quyết rất khó hiểu đối với những ai không am hiểu về lãnh vực đông y, và khí công. Nhưng tất cả mọi phương pháp đều phải nhờ đến huyệt.

Như vậy HUYỆT có nhiều cách sử dụng, tùy theo mục đích sẽ có những công thức phối hợp huyệt khác nhau, có những công thức đã được phổ biến sẵn, tập theo thứ tự của huyệt bằng tĩnh công hay bằng động công, có những công thức không chỉ rõ các huyệt hay cách tập ,nhưng chỉ có khẩu quyết bí ẩn cao siêu tự chúng ta phải tìm lấy nếu chúng ta không có may mắn được cao nhân chỉ điểm . Thí dụ cách tập thở giúp cho cơ thể sinh tinh, cách tập thở giúp tinh hoá khí cách tập thở giúp khí hoá thần , cách tập thở thông khí bát mạch ,thông kinh bát mạch , cách tập thở thông tiểu chu thiên, đại chu thiên, cách tập thở theo tu chân nộI lý đồ hay cách tập thở theo KHÍ CÔNG Y ĐẠO .

6-Phương pháp của KHÍ CÔNG Y ĐẠO tóm tắt sơ lược như sau :

KCYĐ bao gồm phần động công để tăng cường khí, khai mở thông các huyệt kỳ kinh bát mạch, củng cố tinh-khí-thần trên cơ sở vật chất, và phần tĩnh công giúp tăng cường nội lực và phát triển tinh-khí-thần trên cơ sở tinh thần và tâm linh.

Phần động công có thể tập theo thứ tự của 35 bài tập thể dục khí công ( tập theo hướng dẫn của băng video ) sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, bệnh tật mau khỏi ,sức khỏe mau được phục hồi.

Phần tĩnh công là cách tập thở thiền chia làm 6 cấp bắt buộc theo thứ tự như một bài thuốc :

Cấp một : Tập đóng mở Thiên môn.

Chia hai giai đoạn:

Giai đoạn một : Tập điều hoà theo nhịp thở sinh học 5-5,( hít vào đếm thầm 5 tiếng 1,2,3,4,5, thở ra đếm thầm 5 tiếng ) .

Giai đoạn hai : Tập thở nhịp 5-5-5.(hít vào đếm 5 tiếng, ngưng giữ hơi thở đếm 5 tiếng thở ra đếm 5 tiếng ).Khoảng thời gian đếm 5 tiếng lúc mới tập trung bình 3 giây đồng hồ, tập thời gian lâu, hơi thở sẽ đều và chậm hơn, trung bình là 4 giây, sau khá hơn nữa theo tiêu chuẩn của bài tập là 5 giây, nếu thở nhịp sinh học 5-5 thì một phút thở được 6 hơi thở, tuổI thọ sẽ tăng .( Trung bình một người khỏe mạnh không bệnh tật, thở 18 hơi trong một phút, tuổI thọ trung bình 100 năm, con rùa thở 2 hơi trong một phút, tuổi thọ trung bình 300 năm.).Để tinh thần được thư giãn, thở tự nhiên, bộ mặt không căng thẳng và để đếm thời gian không bị lầm lẫn, miệng thầm đọc từng chữ theo câu sau đây :

Thở, vào, tâm, tĩnh, lặng.’. trong khi đang hít vào từ từ, chậm, nhẹ, sâu, lâu,đều.

‘Thở, ra, miệng, mỉm, cười.’. .trong khi đang thở ra từ từ bằng mũi.

Cấp hai : Tích nạp nội lực và phóng năng lượng.

Chia ba giai đoạn: Giai đoạn một Xả trược, nhịp thở 5-5-5; Giai đoạn hai nạp năng lượng, nhịp thở 5-5-5; Giai đoạn ba phóng năng lượng, nhịp thở 5-5-5.

Cấp ba : Thông Tiểu chu thiên.

Chia hai giai đoạn: Giai đoạn một Thối âm thăng dương, nhịp thở 5-5.

Giai đoạn hai Vận khí thông quan hay thăng âm thối dương, thở nhịp 5-5-5 .

Cấp bốn : Vận hành xoay chuyển luân xa, nhịp thở 5-5-5.

Chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn một thăng dương. Giai đoạn hai thối âm.

Cấp năm :Bảo toàn năng lượng.

Nhịp thở 5-5-5.Giai đoạn chiết hỏa điền ly hay là giai đoạn ‘ chiết hỏa thiếu khôn thu vạn linh.’

Cấp sáu : Khai mở hỏa xà.

Cấp cao nhất, tập luyện không có cao nhân chỉ dẫn đúng dễ bị tẩu hỏa nhập ma, sẽ được hướng dẫn trực tiếp trong lớp học, nên không trình bầy nơi đây, tuy nhiên nếu chúng ta tò mò muốn biết công phu tập luyện, thời gian tập luyện lâu hay mau và kết qủa ra sao, chúng ta hãy đọc qua lời chỉ dẫn bí ẩn cao siêu sau đây được truyền khẩu chứ không viết thành văn bằng chữ hán :

Nhất, nhị, tam tài, ngũ, lục kinh.

Đại cư tiểu thử định thành hình

Hàn duy mãn tứ thành cơ động

Chiết hỏa thiếu khôn thu vạn linh

Mộc thái càn giao hòa tứ tượng

Âm dương thượng hạ hiệp chung minh

Phong xuân phấn lý sanh ư biến

Toàn chất tinh ba tịnh thủy bình.

Mong nhờ qúy vị học giả nào ưa thích tìm hiểu về khí công có thể giải thích rộng thêm nghĩa ngữ và ý văn để giúp cho qúy vị đọc giả biết được những sự kỳ diệu khi đem khí công vào lãnh vực chữa bệnh, tác giả xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng vui lòng tiếp nhận sự chỉ giáo của qúy vị.

5-Quan niệm mới về cấu trúc huyệt:

Huyệt có khả năng thu nhận, dẫn truyền sóng rung ,bức xạ, âm thanh, từ trường, điện từ trường, các tia sáng, tia ion, hồng ngoại, tử ngoại ,tia gamma, alpha, béta,..Như vậy huyệt vừa là những con chip thuộc cấu trúc phần cứng của một máy điện toán, nhìn thấy được, nhưng huyệt làm ra được nhiều chức năng thuộc phần mềm được ghi trên desktop trong đó có nhiều chương trình hoạt động khác nhau, muốn khai thác sử dụng nó phải tùy vào trình độ hiểu biết của người sử dụng. Cho đến ngày nay, con người vẫn còn tìm hiểu, khám phá, bổ sung những khả năng kỳ diệu vô tận của máy điện toán, cũng như khả năng vô tận của cách phối hợp huyệt qua cách truyền khí công. Điều quan trọng là chúng ta thực sự có năng lượng hay không. ( tập võ thuật khác với tập nạp năng lượng, người có năng lượng không cần phải biết võ thuật, ngườI biết võ thuật chưa hẳn là người có năng lượng để chữa bệnh cho người khác ).

Nếu huyệt được hiểu theo cấu trúc máy điện toán, thì xương cốt, da thịt, tạng phủ, những cái thấy được là phần cứng, hệ thống kinh mạch huyệt đạo thuộc phần huyết nằm trên phần cứng, là đường kinh vật chất định hình, là những đường dây điện và những con chip, còn kinh mạch huyệt đạo thuộc phần khí nằm trên phần mềm ký gửi ở đĩa C, là đường kinh vật chất vô định hình và là bộ óc của máy điện toán giống như bộ óc con người.

Nhờ quan niệm mới về cấu trúc huyệt, thì ngoài những thảo chương cho bộ máy con người là hệ thống âm dương ngũ hành và kinh mạch tạng phủ dùng trong chữa bệnh của đông y, còn có thảo chương khác cũng tác động vào đại huyệt để tập yoga tăng cường sức khỏe, có thảo chương khác để mở các luân xa, thảo chương phát triển thu phát sóng nghe được âm thanh của người ở xa hay của thế giới khác, hoặc phát triển được khả năng nhìn xa, nhìn qua vật cản, nhìn thấy chữ viết trong bao thư dán kín, khả năng phóng những bức xạ hoặc sóng rung để chữa bệnh tầm xa.. những khả năng thần thông như thế cũng đã thành sự thật ,đều do khả năng kỳ diệu của huyệt làm ra.

HUYẸT ở một vị trí nhất định trên cùng một đìểm của đường kinh, nhưng tùy theo trình độ của thầy chữa bệnh, sẽ tạo phản ứng cho những kết qủa khác nhau, vì huyệt có những tính chất sau đây :

1.Huyệt là điểm nhạy cảm có sẵn trên cơ thể con người và có khả năng thu phát dẫn truyền đa dạng :

-Có thể theo khả năng cơ học thuộc kinh mạch huyệt đạo của đông y châm cứu, khả năng chữa bệnh tùy theo thầy thuốc áp dụng đơn huyệt hay phối hợp huyệt.

-Có khả năng tạo bức xạ nhiệt trực tiếp được chỉ huy bởi bộ óc thí dụ như do tập thiền, tập khí công, tập yoga ( ý ở đâu, khí ở đó, khí ở đâu thì huyết ở đó, khi huyết chạy nhanh và mạnh, sự ma xát va chạm các phân tử ion tạo ra năng lượng nhiệt đến theo ).

-Có thể tạo bức xạ hàn gián tiếp, nghĩ đến một huyệt ,huyệt truyền tải tín hiệu lên óc chuyển đổi khí thành hàn làm cho cơ thể đang nóng thành lạnh.

-Có thể nhận bức xạ nhiệt được truyền từ ngoài vào như hơ cứu huyệt, hay nhận bức xạ nhiệt từ bàn tay của người có khí công, yoga áp đặt vào trực tiếp, hay được phóng từ xa có thể rất xa từ địa phương này đến địa phương khác.

-Có thể nhận bức xạ nhiệt hay hàn được truyền từ bàn tay của người có khí công, có khả năng phóng tia hồng quang tạo bức xạ nhiệt hoặc tia bạch quang tạo bức xạ hàn để chữa bệnh hàn nhiệt trong cơ thể. Huyệt cũng có tính chất thẩm thấu khí hậu, thờI tiết, môi trường chung quanh vào các lỗ chân lông và thấm qua các huyệt bảo vệ cơ thể như huyệt Phong môn, Phong trì, Phế du. Nếu chân khí mạnh, các huyệt này sẽ phong tỏa không cho tà khí xâm nhập sâu vào cơ thể, sau đó tà khí được hóa giải, nếu chân khí suy yếu, tà khí sẽ thấm sâu vào cơ thể làm ra bệnh.

2-Huyệt nằm trên đường kinh là cơ sở vật chất thấy được là những sợi thần kinh, gân máu, ống máu..gọi là đường kinh vật chất định hình ,nhưng cũng có khả năng truyền theo đường khí chạy ngoài kin, khoa học không nhìn thấy được nhưng đo được ,chúng ta gọi là đường kinh vật chất vô định hình .( cũng giống như những loại khí ô nhiễm trong không khí, không nhìn thấy được, nhưng chúng ta có thể đo đếm được có bao nhiêu thành phần ion, thành phần phóng xạ, thành phần hồng ngoại, tử ngoại, oxy, carbone..chứa trong 1 lít không khí ).

3-Đường đi của khí qua huyệt trên một đường kinh có thể thuận chiều (bổ ), có thể nghịch chiều (tả ), có thể đi vào (liễm ), có thể đi ra (xuất ), có thể đi lên (thăng ), có thể đi xuống (giáng ), có thể nối một chiều sang kinh khác qua huyệt lạc, có thể nối hai chiều hay nhiều chiều qua huyệt giao hội, có thể tập trung chỉ huy kiểm soát một chức năng hay một bộ phận chuyên môn ( bát hộI huyệt )..và đặc biệt huyệt có khả năng chế biến tạo ra nhiều loại thuốc mới rất kỳ diệu không ngờ do cách nối huyệt thành hợp huyệt, và cùng một hợp huyệt giống nhau tác động lên đường kinh vật chất định hình sẽ cho ra một loại thuốc chữa bệnh hoàn toàn khác với loại thuốc được truyền khí trên đường kinh vật chất vô định hình.

4-Ngoài đường đi của huyệt trên 12 chính kinh, mỗi kinh còn có một huyệt đại diện cho khí hoặc huyết của kinh đó trực thuộc vào sự điều động của kinh tam tiêu bên tay trái thuộc huyết, bên tay phải thuộc khí, còn các huyệt trên kinh tam tiêu lại rất ít, nhưng khi điều chỉnh đến nó là đã điều chỉnh nguyên huyệt của các chính kinh. Cho nên kinh tam tiêu rất quan trọng trong phương pháp chữa bệnh bằng khí công.

5-Huyệt trên kinh vật chất định hình không có những đường đi đặc biệt rút ngắn, muốn đi từ kinh này sang kinh khác chỉ có qua huyệt lạc hoặc qua tĩnh huyệt nơi giao điểm của cuối kinh này đầu kinh kia mà thôi, nhưng trên kinh vật chất vô định hình truyền bằng khí công thì có đoạn liên hợp để truyền khí từ kinh dương sang kinh âm hoặc ngược lại, để truyền khí từ trong ra ngoài như muốn giải độc cơ thể,hoặc từ ngoài vào trong như muốn phục hồi chân khí bị mất.

6-Hợp huyệt được truyền khí trên đường kinh vật chất vô định hình còn tùy vào khả năng phóng năng lượng của người truyền, kỹ thuật truyền, và cách phối hợp huyệt để truyền với mục đích gì, lúc đó một mặt năng lượng đi thẳng vào nơi tích lũy chân khí của bệnh nhân, rồi từ hệ thống kinh mạch ngũ hành sẽ điều chỉnh, phân phối một cách tự động theo nhu cầu, mặt khác năng lượng trong chân khí được phân phối theo con đường phối hợp của huyệt mà người truyền khí đã nghiên cứu sáng tạo ra, cách chữa này trong khoa đông y châm cứu không áp dụng vì không có khả năng truyền khí như khí công.


6-Những khám phá cách chữa bệnh mới bằng khí công

Tuy gọi là mới đối với ngày nay, nhưng phương pháp này đã từng được sử dụng và tập luyện trong khí công của các tiên gia đạo Lão, vào thời đó không có ai giải thích thắc mắc tại sao phải tập như vậy, phải làm như vậy, mà chỉ thực hành, truyền từ người này đến người khác, đời này đến đời khác rồi bị chế biến thêm bớt thành thất trưyền. Giống như ở thời đại địện toán của chúng ta, người có công nghiên cứu chế tạo rồi lập ra thảo chương và dạy cho chúng ta biết cách sử dụng, không cần giải thích, vì giải thích là dạy ra cách chế biến phải là người có trình độ tương đương mới hiểu được, cho nên chỉ cần phổ biến cho người khác biết sử dụng là đủ, rồi cứ thế người ta truyền dạy cách sử dụng từ người này đến người khác.

Cũng như thế, qua qúa trình sử dụng huyệt trên mọi lãnh vực như chữa bệnh, khai mở luân xa, tập khí công, thiền, yoga, võ thuật.. mục đich duy trì bảo vệ sức khỏe, tuổi thọ của thân thể vật chất, còn phát triển về tinh thần và tâm linh đến chỗ cao siêu hơn.

Vì thế cách sử dụng huyệt để chữa bệnh theo khí công đã khám ra quy luật chữa bệnh riêng của nó để giải thích tại sao hiệu qủa chữa bệnh của nó nhanh hơn các phương pháp chữa bệnh thông thường khác mà chúng ta đã biết.

1.Quy luật BIẾN HÓA âm dương:

Khí căn bản trong con người là nguyên khí hay chân khí tiên thiên phát sinh từ thận, sự hoạt động khí hóa trong con người phát sinh từ chân khí gồm thận âm thận dương mang lưỡng tính âm dương phân phối vào ngũ tạng biến thành khí ngũ hành giúp tạng phủ hoạt động. Khí nuôi dưỡng con người là cốc khí từ thực phẩm, lại nhờ tạng phủ biến đổi thành ngũ khí âm đi từ tạng theo lạc mạch tam tiêu ra kinh âm ,khi đó các huyệt âm trên kinh âm thu rút âm chất để hóa dương tạo ra ngũ khí dương theo lạc huyệt sang kinh dương, khi đó các huyệt trên kinh dương thu rút dương chất, khí chất để hóa âm nuôi âm tạo ra huyết rồi vào phủ qua mạch tam tiêu vào tạng, rồi từ tạng lại truyền khí đi tiếp thành chu trình khép kín. (Hình vẽ biểu tượng là âm-dương và tứ tượng, trong âm có dương, trong dương có âm, được áp dụng tuyệt đối trong tập luyện khí công và trong chữa bệnh ).

Khí âm dương của tạng phủ chuyển hóa thức ăn tạo ra chân khí hậu thiên nạp tại thận, tạo ra vinh khí để nuôi dưỡng phát triển cơ thể và tạo ra vệ khí để bảo vệ cơ thể.

Phần chuyển hóa cốc khí ra khí âm dương là giai đoạn chuyển tinh hóa khí giai đoạn một ,mặt khác chân khí ( tiên thiên và hậu thiên )còn truyền theo Mạch Nhâm Đốc kiểm soát điều hành âm dương khí của tạng phủ và thu rút phần tinh hoa của khí huyết để chuyển thành tinh ( khoảng 40 gram máu mới tạo được 1 gram tinh ) rồi từ tinh hóa tủy ( khoảng 40 gram tinh hóa thành 1 gram tủy ) chia làm hai phần đi lên não, phần tinh hoa của huyết là phần vật chất thấy được tạo thành tủy sống ,chất nhão của óc, phần tinh hoa còn lại của tinh biến thành khí là giai đoạn chuyển tinh hóa khí giai đoạn hai không thấy được ,sẽ tăng cường chức năng hoạt động và phát trIển thần kinh theo thần đoạn lên não nuôi dưỡng phát triển não và củng cố thần kinh gọi tắt là giai đoạn chuyển khí hóa thần .

2.Quy luật KHÍ HUYẾT:

Bệnh taị huyết thì chữa khí trong huyết (dương trong âm ), bệnh tại khí thì chữa huyết trong khí (âm trong dương ). Bệnh thuộc chức năng thuộc khí ( dương trong dương ), bệnh thuộc cơ sở thuộc huyết ( âm trong âm ) .Có khí nằm trong huyết là vệ khí ( dương trong âm ), có huyết nằm trong khí là vinh khí ( âm trong dương ).

Thí dụ trong huyết có khí :

Huyết giống như mỏ dầu thô là vật chất hỗn tạp chưa sử dụng được, nếu có nhà máy lọc dầu sẽ phân tách được nó ra làm nhiều loại có công dụng khác nhau,( nhà máy lọc tượng trưng cho khí chế biến huyết ),phần cao cấp nhất lấy từ dầu thô bây giờ là khí acétone, éther.. khi huyết được khí chế biến sẽ thành những sản phẩm như xương cốt, da thịt, gân, móng, râu, tóc.. là phần vật chất, phần tinh hoa của huyết là chất huyết thấy được gồm chất tủy, chất não, phần không thấy được gọi là khí trong huyết phân làm hai loại, loại không thấy nhưng đo đếm được số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết thanh, huyết bản, tế bào máu, phần không đo đếm được nhưng người ta chỉ cảm nhận được, biến thành năng lượng khí vô định hình giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thí dụ trong khí có huyết :

Khí ở trong cơ thể do bẩm sinh có ở trong mỗi con người gọi là chân khí tiên thiên hay nguyên khí, khí thứ hai do hơi thở được luyện tập cho có nhiều hơi trong phổi hơn những người bình thường khác, cho dung tích phổi chứa tối đa gọi là tông khí , khí hoạt động trong cơ thể một cách tự nhiên như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, sinh dục là khí lục phủ ngũ tạng. Còn khí để nuôi dưỡng và phát triển cơ thể là do cốc khí biến từ thức ăn uống, được bao tử chuyển hóa mà thành gọi là vinh khívệ khí. Như vậy khí của bao tử chuyển hóa thức ăn thành dưỡng trấp là loại huyết thô như dầu thô, cơ thể con người là nhà máy lọc dầu, dùng khí của hơi thở, dùng khí của ngũ hành lục phủ ngũ tạng, mới biến dưỡng trấp thành huyết.Từ huyết lại biến thành vinh khí nuôi dưỡng phát triển cơ thể, biến thành vệ khí bảo vệ cơ thể thay tế bào cũ đổi tế bào mới, tinh hoa của khí huyết dư biến thành năng lượng gọi là chân khí hậu thiên dự trữ vào kho chân khí ( tiên thiên và hậu thiên ), nạp vào thận khí theo cột sống đi theo Nhâm Đốc mạch bảo trì và phát triển bộ não là khí hóa thần.

3. Quy luật PHÂN TIẾT ĐOẠN TRÊN KINH

Ngoài 12 kinh và tạng phủ tuân theo quy luật ngũ hành để sử dụng phương pháp bổ hay tả khi cần thiết như đông y châm cứu, nhưng khi bổ tả theo khí công là bổ tả theo tiết đoạn nối liền giữa hai huyệt, mỗi đường kinh vật chất vô định hình được chia làm nhiều đoạn đặc biệt để truyền khí khác nhau, tùy theo mục đích và công dụng, nên có những điểm nối khác nhau tạo ra những tiết đoạn có công dụng khác nhau :

a-Tiết đoạn đặc trưng của Mạch Nhâm-Đốc và 12 kinh : dùng để chỉnh cơ năng hoạt động của đường kinh.

b-Tiết đoạn chức năng của Mạch Nhâm-Đốc và 12 kinh : dùng để tăng thêm khí đẩy mạnh sự hoạt động của đường kinh.

c-Tiết đoạn ngũ hành của 12 kinh : dùng để quân bình sự hoạt động của các khí trong đường kinh.

d-Tiết đoạn liên hợp của Nhâm-Đốc và 12 kinh : dùng để điều chỉnh khí của các đường kinh có liên quan được nối huyệt từ đường kinh này sang kinh khác qua lạc huyệt.

e-Tiết đoạn thần đoạn : là đoạn kinh dương chạy lên vùng đầu có ảnh hưởng trực tiếp ở vùng đầu tác động thẳng vào hệ thần kinh trung ưöng để giúp chân dương khí hóa thần.

4..Quy luật BIỂU-LÝ TẠO VÒNG KHÍ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH:

Khi hai kinh mạch và tạng phủ cùng một hành được nối với nhau sẽ tạo ra một vòng khí đặc biệt :

a-VÒNG HỎA TÂM KHÍ : Chủ mạch của khí và huyết. Tạng Tâm và phủ Tiểu trường nối thành vòng hoạt động của hỏa tâm khí ( dương trong âm )bắt đầu phát xuất từ tim theo mạch ra huyệt khởi Cực Tuyền vào đường kinh biến âm trưởng dương tiêu ra đến bàn tay thành thuần âm. Từ lạc huyệt Thông Lý ,tâm khí qua huyệt Chi Chánh sang Kinh Tiểu trường lại biến âm thành dương trưởng âm tiêu vào huyệt nhập Thiên Tông, chia hai phần, phần âm huyết về nuôi dưỡng Tim và Tiểu trường, phần dương khí theo thần đoạn của Kinh Tiểu trường lên mặt để hóa thần .

b-VÒNG NHIỆT TÂM KHÍ : Do chân hỏa từ tâm sinh ra đưa vào màng tâm bào, nối với phủ tam tiêu tạo ra vòng nhiệt tâm khí ra huyệt khởi Thiên Trì của Kinh Tâm bào, dương nhiệt tâm khí biến dương trưởng âm tiêu ra tay thành thuần âm. Từ lạc huyệt Nội Quan nhiệt tâm khí qua lạc huyệt Ngoại Quan vào Kinh Tam tiêu biến âm nhiệt dương khí thành dương trưởng âm tiêu đến huyệt nhập Thiên Dũ thì âm phần về nuôi tạng Tâm bào và phủ Tam tiêu, còn dương phần theo thần đoạn của Kinh Tam tiêu lên mặt để hóa thần.

c-VÒNG CAN KHÍ : Do chân khí vào tạng can sinh ra. Tạng Can và phủ Đởm nối nhau hoạt động thành vòng can khí ra huyệt khởi Kỳ Môn của kinh can ,dương can khí biến âm trưởng dương tiêu chạy xuống đến lòng bàn chân thành thuần âm, qua lạc huyệt Lãi Câu vào lạc huyệt Quang Minh của kinh Đởm thì âm can khí biến dương trưởng âm tiêu đến huyệt nhập Kiên Tĩnh thì âm phần theo mạch lạc về nuôi phủ tạng, dương phần theo thần đoạn kinh đởm lên mặt để hóa thần.

d-VÒNG TỲ KHÍ : Do chân khí vào tạng Tỳ sinh ra. Tạng Tỳ và phủ Vị nối nhau hoạt động thành vòng Tỳ khí ra huyệt khởi Đại Bao vào Tỳ kinh biến âm trưởng dương tiêu xuống chân thành thuần âm, qua lạc huyệt Công Tôn sang lạc huyệt Phong Long của kinh Vị, biến dương trưởng âm tiêu đến huyệt nhập Khuyết Bồn thì âm phần của tỳ khí về nuôi tạng phủ, còn dương phần theo thần đoạn kinh Vị lên mặt để hóa thần.

e-VÒNG PHẾ KHÍ : Do chân khí đi vào tạng phế sinh ra. Tạng Phế và phủ Đại Trường hoạt động thành vòng phế khí theo mạch lạc ra huyệt khởI Trung Phủ của kinh phế biến dương phế khí âm trưởng dương tiêu chạy ra đến lòng bàn tay thành thuần âm qua lạc huyệt Liệt Khuyết sang lạc huyệt Thiên Lịch của kinh Đại trường biến âm tiêu dương trưởng vào huyệt nhập Thiên Đỉnh chia hai phần, âm phần của phế khí về nuôi tạng phủ, dương phần theo thần đoạn của kinh Đại trường lên mặt hóa thần.

f-VÒNG THẬN KHÍ : Do chân khí đi vào tạng thận sinh ra. Tạng Thận và phủ Bàng Quang hoạt động thành vòng Thận Khí theo lạc mạch ra đi thành hai vòng :

Vòng trên đưa thủy âm hóa khí ra huyệt Thận Du lên huyệt Tình Minh hóa thần, theo lạc mạch về huyệt Du Phủ vào kinh thận giao hòa với tâm hỏa ở huyệt Thần tàng, qua lạc Khí Huyệt về tạng thận theo mạch lạc sang bàng quang.

Vòng dưới là vòng biến hóa âm dương thận khí, từ thận ra huyệt Khí Huyệt là thận khí dương biến âm trưởng dương tiêu chạy xuống lòng bàn chân thành thuần âm qua lạc huyệt Đại Chung trên kinh thận sang lạc huyệt Phi Dương biến âm thận khí âm tiêu dương trưởng về Thận Du chia hai phần, âm phần vào trong về nuôi tạng phủ, dương phần theo đường thần kinh giao cảm trên đường bối du nhập với vòng trên lên đầu để hóa thần.

g-VÒNG CHÂN KHÍ : Là vòng nguyên khí lưỡng tính âm dương do bẩm sinh cha mẹ truyền cho gọi là chân khí tiên thiên. Chân khí tiên thiên do tinh cha huyết mẹ tạo thành ( tinh trùng, noãn sào, gène )và lệ thuộc vào yếu tố nuôi dưỡng trong bào thai về tinh thần và vật chất của cha mẹ, nếu tinh thần vật chất của cha mẹ lúc mang thai ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, tinh thần vui vẻ yêu đời thì chân khí tiên thiên của mình mới hoạt động khí hóa tốt , thần kinh của mình mới hoạch định chương trình hoạt động khí hóa ngũ hành mạnh hay yếu để tạo ra số phần trăm hấp thụ dinh dưỡng sau này để phát triển cơ thể. Thức ăn nuôi dưỡng cơ thể thành khí huyết gọi là chân khí hậu thiên đi theo sự biến đổi âm dương của các vòng khí tâm, can, tỳ, phế, thận chuyển thành âm phần về nuôi dưỡng tạng phủ, âm phần ở thận tạo ra tinh,được tuyến thượng thận biến tinh hóa khí. Nếu chân khí tiên thiên mạnh sẽ hấp thụ cốc khí chuyển hóa theo ngũ hành tạng phủ thành chân khí hậu thiên từ 10-50%, thí dụ hai đứa trẻ sanh cùng ngày tại bệnh viện và được nuôi dưỡng ăn uống đúng tiêu chuẩn giống nhau một thời gian hai năm, nhưng sự phát triển cơ thể của hai đứa sẽ khác nhau nếu chân khí tiên thiên của hai đứa trong hai hoàn cảnh vật chất và tinh thần của cha mẹ sung sướng và khổ sở khác nhau, đứa lớn hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn do hoạt động của chân khí tiên thiên tăng số phần trăm hoạt động và hấp thụ nhiều hơn so với đứa kia chân khí tiên thiên kém hơn.

Cách hoạt động của vòng chân khí như sau :

Vòng hoạt động chân khí chia hai vòng :

Vòng chính : Chân khí tiên thiên vào phủ tạng giúp ngũ tạng hoạt động khí hóa gọi là ngũ tạng khí. Dương chân khí hậu thiên phát ra ở huyệt Mệnh Môn theo Mạch Đốc lên đầu qua thần đọan để khí hóa thần ,qua huyệt Ngân Giao biến dương khí thành âm khí vào Mạch Nhâm xuống đan điền nạp âm chân khí vào Khí hải.

Vòng phụ: Âm khí từ Khí hải theo mạch Nhâm xuống huyệt Hội âm là thuần âm sang Trường Cường biến âm thành dương theo Mạch Đốc lên điểm xuất phát Mệnh Môn nhập vào vòng chính.

Như vậy nguyên khí (chân khí tiên thiên) cùng với Mạch Nhâm-Đốc hoạt động thành vòng chân khí. Chân khí dư thừa của hậu thiên sẽ từ từ bổ sung cho chân khí tiên thiên làm tăng phần trăm tính hoạt động và hấp thụ dinh dưỡng bằng cách cơ thể phải năng hoạt động như tập thể dục hoặc võ thuật để cơ thể phát triển. Người mập mà sức khỏe yếu là dinh dưỡng dư thừa không chuyển thành chân khí hậu thiên, chân khí chính là sức khỏe bền bỉ của một người , mặc dù có thiếu ăn so với người khác nhưng sự chuyển hóa chân khí mạnh hơn người khác .

5-Quy luật LIÊN KẾT KHÍ CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH :

a-Vòng liên kết âm dương Nhâm-Đốc. (theo vòng Tiểu chu thiên).

b-Vòng liên kết ngang dọc Xung-Đới .theo chiều khí đi ngang và dọc nối Mạch Xung (gồm chân khí , ngũ khí nối liền Nhâm-Đốc,Vị-Đởm,Thận và Mạch Đới liên kết khí hàn nhiệt của 6 kinh âm dương ở chân với Nhâm Đốc ).

c--Vòng liên kết trước sau của âm dương duy : Nối 6 kinh dương với Mạch Đốc giúp dương trưởng âm tiêu và nối 6 kinh âm với mạch Nhâm giúp dương tiêu âm trưởng.

d-Vòng liên kết trên dưới của âm dương kiều : Nối 6 kinh âm ở chân với Mạch Nhâm và 6 kinh dương ở chân với Mạch Đốc để chỉnh tâm thần kinh.

6..Quy luật BIỂU-LÝ TRONG CHỮA BỆNH

Bệnh còn ở biểu thuộc khí, chỉ chữa kinh dương vệ khí thuộc kinh phế và kinh bàng quang. Không được chữa vào kinh âm làm cho bệnh nhập lý, vô tình dẫn tà khí vào sâu trong tạng phủ làm cho bệnh nặng thêm. Nếu có ai cho rằng bệnh gì cũng thông 12 kinh trước khi chữa trong khi chưa biết bệnh do nguyên nhân nào theo bát cương, vô tình đem bệnh truyền từ biểu vào lý nhanh hơn sẽ làm hại các đường kinh chưa bị bệnh.

Bệnh ở lý thì chia theo khu vực tam tiêu, tà khí còn ở thượng tiêu thì cho xuất .ở trung tiêu cho hòa, ở hạ tiêu cho hạ, cô lập vùng để chữa không cho thông tam tiêu khiến cả ba vùng bị bệnh.

7.Quy luật TRUYỀN KHÍ :

Mỗi đường kinh có hai khả năng nhận khí vì HUYỆT có tính dẫn truyền đa dạng :

a-Đường kinh là những sợi thần kinh, những mạch máu nhỏ chạy dưới da, trong thịt, trên gân, trên xương, nơi khe xương nối nhiều huyệt trên cùng một đường dẫn truyền mà chúng ta thấy được là đường kinh vật chất định hình .Nếu chúng ta bấm huyệt mà không có nội lực thì chỉ kích thích vào chức năng hoạt động của huyệt trên đường kinh có tính chất cơ học dẫn truyền chứ không phải truyền khí .

b-Cũng trên đường kinh ấy, nếu chúng ta có nội lực truyền khí thì khí được truyền theo cả hai đường, đường truyền theo cơ học dẫn truyền trên kinh vật chất định hình và đường truyền nội lực trên đường kinh vật chất vô định hình vào thẳng chân khí sau đó chân khí mới truyền qua ngũ hành tạng phủ để chữa bệnh. Do đó người có khả năng truyền nội lực bằng đường kinh vật chất vô định hình sẽ tăng cường thêm chân khí cho bệnh nhân mạnh hơn liều thuốc bổ, kết qủa sắc mặt bệnh nhân hồng hào ngay sau khi được truyền, còn người truyền nội lực không bị hao tổn mất chân khí , không mệt mỏi.

Nếu một người không có nội lực, cũng bắt chước truyền nội lực, vô tình truyền chân khí của mình sang cho bệnh nhân, bệnh nhân cũng được tăng lên chút đỉnh do thầy vận dụng công phu nội công đẩy vào, sau đó chân khí của thầy bị hao tổn mất, bộ mặt thầy trở nên trắng xanh và mệt mỏi.

c-Tùy theo cách truyền khí trên loại kinh nào , như 12 chính kinh, 8 kỳ kinh bát mạch:

-Đối với 12 chính kinh, mỗi đường kinh đều có ba đoạn truyền kinh có công dụng khác nhau gọi là tiết đoạn đặc trưng, tiết đoạn chức năng, tiết đoạn ngũ hành. Ngoài ra trên những kinh dương chạy lên đầu còn có tiết đoạn đặc biệt gọi là thần đoạn, ảnh hưởng chỉnh trực tiếp thần kinh của não bộ .

-Đối với Kỳ kinh bát mạch, mượn các huyệt nằm trên 12 chính kinh, nhưng được nối với nhau từ kinh này sang kinh khác bằng một công thức riêng để thành một mạch riêng gọi là kỳ kinh bát mạch, nếu không có nội lực, khi truyền sẽ không có tác dụng gì, ngược lại nếu có nội lực mà không biết mục đích và quy luật truyền sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

8-Quy luậtTĂNG GIẢM HỎA 12 KINH :

Dùng khí công vuốt trên hỏa đoạn của kinh khi cần thiết để tăng hỏa theo chiều thuận của đường kinh hay để giảm hỏa theo chiều nghịch của đường kinh, nó có công dụng làm nóng khí trên kinh dương hay làm ấm huyết trên kinh âm để chữa những bệnh đau nhức do hàn; hoặc làm bớt nhiệt của khí trên kinh dương hay làm mát huyết trên kinh âm để chữa những bệnh đau nhức co rút do nhiệt hay nóng sốt.

Khi sử dụng hỏa đoạn với mục đích chữa bệnh hàn hoặc bệnh nhiệt phải lưu ý xem đoạn ấy có trùng với đoạn tả ,đoạn bổ hay đoạn đặc trưng (để làm thông kinh) theo tiết đoạn ngũ hành của đường kinh hay không để tránh tình trạng phạm ngũ hành, thực làm thêm thực, hư làm thêm hư. Hỏa đoạn phần nhiều dùng để chữa chung với tiết đoạn bổ hoặc tiết đoạn tả cuả 12 kinh trong các bệnh hư hàn, hư nhiệt, thực hàn, thực nhiệt rất có hiệu qủa.

10- Quy luậtPHÁ VỠ QUÂN BÌNH RỒI TÁI LẬP LẠI QUÂN BÌNH :

Chữa bệnh bằng khí công là chủ động tự làm mất quân bình sự khí hóa tức thời để cơ thể phát lộ ra bệnh rõ hơn, rồi tái lập lại quân bình về âm, dương, khí ,huyết. Nhưng phá vỡ quân bình ở âm, ở dương, ở khí, ở huyết, ở thần kinh hay ở kinh ngũ hành nào với mục đích nào, còn lệ thuộc vào kiến thức kinh nghiệm của thầy thuốc trị bệnh bằng khí công truyền nội lực, nếu không hiểu quy luật đối chứng trị liệu lâm sàng thì không nên làm sẽ có hại cho bệnh nhân.

11-Quy luật VẬN KHÍ NGŨ HÀNH TRÊN KINH MẠCH ĐỂ CHỮA BỆNH

Muốn vận ngũ hành phải có khí công nội lực mới có hiệu qủa trong chữa bệnh. Có 3 cách áp dụng trên ba loại kinh khác nhau sẽ tạo ra nhiều cách phối hợp huyệt đặc biệt để phát huy sự kỳ diệu của huyệt trong việc chữa bệnh có kết qủa nhanh chóng không ngờ so với các công thức phối hợp huyệt cổ điển từ trước đến nay.

I-Áp dụng bối du huyệt trên kinh Bàng quang :

A-PHƯƠNG PHÁP HỎA VẬN như Hỏa âm nhập thổ âm để điều hòa âm trong dương của tâm-tỳ âm.Hỏa dương nhập thổ dương là dương trong dương để điều hòa tâm-tỳ dương. Tương tự, cách phối hợp Hỏa nhập kim âm, dương. Hỏa nhập thủy âm, dương. Hỏa nhập mộc âm, dương. Mỗi cách chữa mỗi bệnh nan y khác nhau.

B-PHƯƠNG PHÁP NHIỆT VẬN : Áp dụng trong phép ôn và hãn ( làm ấm và làm xuất mồ hôi ) như Nhiệt nhập thổ,nhập kim,nhập thủy, nhập mộc, nhập hỏa âm, dương.

C-PHƯƠNG PHÁP THỔ VẬN : Như Thổ nhập kim, nhập thủy, nhập mộc, nhập hỏa âm dương.

D.PHƯƠNG PHÁP KIM VẬN :Như Kim nhập thủy, nhập mộc, nhập hỏa, nhập thổ âm, dương.

E.PHƯƠNG PHÁP THỦY VẬN : Như Thủy nhập mộc, nhập hỏa, nhập thổ, nhập kim âm, dương.

F.PHƯƠNG PHÁP MỘC VẬN : Như Mộc nhập hỏa, nhập thổ, nhập kim, nhập thủy âm, dương.( mộc nhập hỏa dùng để cho xuất mồ hôi ).

II-Áp dụng trên Kỳ Kinh Bát Mạch :

Mạch Nhâm : cũng có Hỏa vận, Nhiệt vận, Thổ vận, Kim vận, Thủy vận, Mộc vận.

Ngoài ra còn có Mạch Âm Dương duy, Âm Dương kiều cũng áp dụng vận ngũ hành.


7-Công dụng của khí công chữa bệnh:

Như vậy tập khí công là cách tự mình thông huyệt chữa bệnh cho mình bằng các bài tập thể dục động công, động tác theo hơi thở chậm, nhẹ, sâu ,lâu, đều, và các bài tập thở tĩnh công để nạp năng lượng tăng nội lực, và bền chí tập luyện từ ngày này sang ngày khác chắc chắn sẽ có kết qủa tốt, cơ thể khỏe mạnh, ít tật bệnh hơn người khác, ăn ngon,tiêu hóa tốt, ngủ dễ dàng, tinh thần sáng suốt, trí óc minh mẫn.

Người tập khí công cũng có thể dùng năng lượng nội lực của mình để chữa bệnh cho người khác, nhưng phải hiểu biết phương pháp chữa bệnh theo quy luật của cách chữa bệnh là âm dương ngũ hành tạng phủ.

Nếu có hai người cùng tập, sau một thời gian tập hít thở nạp khí,( giai đoạn hai của KCYĐ ) người này có thể giúp người kia hay giúp cho bệnh nhân đả thông Mạch Nhâm-Đốc tăng cường chân khí hậu thiên để bổ sung chân khí tiên thiên bằng cách đặt chồng hai bàn tay lên huyệt Khí Hải ( dưới rốn 4-5 cm )ở vị thế bệnh nhân nằm ngửa, gọi đơn giản là cách thở bằng bụng , giúp bệnh nhân hít thở theo dõi phồng-xẹp ở huyệt Khí Hải để biến âm chất ở Khí Hải (dương trong âm) qua Mệnh Môn hóa dương ( dương trong dương ) theo Mạch Đốc lên đầu qua thần đoạn để khí hóa thần ,củng cố và phát triển thần kinh, trí não, phần dương chân khí còn lại tiếp tục vào huyệt Ngân Giao xuống Mạch Nhâm nhờ cuốn lưỡi cong lên hàm trên làm cầu nối cho dương chân khí biến thành âm chân khí chạy trên Mạch Nhâm hóa âm chân khí tàng trữ vào đan điền tinh nơi huyệt Khí Hải, thời gian theo dõi khi để tay lên huyệt Khí Hải là 50 lần hít thở, bệnh nhân cảm thấy bụng ấm, sôi, hạ khí, trung tiện, thở sâu, nhẹ bụng, mau tiêu hóa, mau đói, ăn biết ngon, đi cầu dễ ,cách thở bằng bụng giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa cốc khí thành âm chân khí làm cho cơ thể tăng huyết, nếu người ăn nhiều vẫn gầy tập cách này sẽ trở nên mập mạp khỏe mạnh.

Sau 50 lần thở ở huyệt Khí Hải, đổi sang nằm úp, người bạn đặt hai bàn tay chồng lên huyệt Mệnh Môn ( chỗ trũng ngang thắt lưng ),theo dõi hơi thở của bệnh nhân, khi hít vào, huyệt Mệnh Môn bị đẩy lên, khi thở ra ,dùng hai bàn tay giúp sức đè cho huyệt Mệnh Môn hạ xuống rồi buông nhẹ cho huyệt Mệnh Môn nổi lên khi bệnh nhân hít vào, cách thở này gọi nôm na là cách thở bằng thận để tăng sự chuyển hóa âm chân khí ở Khí Hải sang Mệnh Môn biến thành dương chân khí, làm động tác này 50 lần, bệnh nhân cảm thấy hơi thở sâu hơn, cơ thể ấm, mặt hồng lên, đầu và trán ấm, nếu người mập mạp, ăn nhiều mà không khỏe mạnh là do âm chân khí không được Mệnh Môn chuyển hóa thàng dương chân khí, trường hợp này áp dụng cách thở bằng thận, số lần thở bằng thận nhiều hơn số lần thở bằng bụng gấp hai ba lần để giúp Mệnh Môn hoạt động thu rút âm chân khí ở Khí Hải biến dương chân khí nhiều hơn, như vậy dương chân khí theo Mạch Đốc lên đầu, đúng ra nó tự động qua thần đoạn hóa khí, nhưng thần đoạn có thể bị tắc không thông, người bạn sẽ giúp thông thần đoạn bằng cách dùng ngón tay cái vuốt mạnh và nhanh từ huyệt Ấn Đường (giữa hai đầu chân mày ) lên đỉnh đầu vòng xuống dừng lại ở chân tóc gáy (huyệt Thiên Phủ ), sau khi vuốt 6 lần, mặt bệnh nhân đỏ lên , đó là khí hóa thần, sẽ giúp tăng cường mạnh thêm chân khí tiên thiên. Người có nhiều dương chân khí hơn âm chân khí thì cơ thể khỏe mạnh, da thịt rắn chắc nhưng không mập, người có ít âm chân khí là người ốm yếu, người có nhiều âm chân khí hơn dương chân khí là ngườI mập mà yếu, chân khí âm dương bằng nhau là tiêu chuẩn lý tưởng.

Bài tập thở này giúp điều chỉnh mập, ốm một cách tự nhiên không có hại cho sức khỏe. Nếu chúng ta không có người phụ giúp tập thở, chúng ta cũng có thể tự tập một mình bằng cách dùng túi cao su đựng nước ấm nóng để trên huyệt Khí Hải, hoặc để trên huyệt Mệnh Môn, vừa có sức nặng như đè vào huyệt, vừa có sức nóng giúp sự tập trung vào huyệt đúng hơn khi theo dõi hơi thở bụng hay hơi thở thận.

8-ỨNG DỤNG VẬN KHÍ CÔNG NGŨ HÀNH TRONG THỰC TẾ :

a-Trong dân gian của giới bình dân :

Quy luật vận ngũ hành trong khí công để chữa bệnh cũng nằm trong quy luật âm dương ngũ hành của đông y, có kết qủa tối đa đối với người có tập luyện khí công, nhưng trong thực tế đời sống hàng ngày, từ cả ngàn năm trước, bà con thôn xóm ở vùng xa xôi hẻo lánh không có đại phu, hay không có tiền đi đại phu khi bị bệnh, đều đến nhờ những vị chân sư võ đạo nơi sơn động hoặc các bậc tôn sư chưởng môn dạy võ thuật chữa bệnh giùm, đa số đều thấy các thầy chỉ vuốt qua vuốt lại vài lần trên những tiết đoạn của đường kinh là những bệnh cảm cúm ,đau nhức, té ngã, sưng trặc, bong gân, gẫy xương, nóng sốt, trúng độc, đau bụng ...đều lành bệnh. Từ đó họ bắt chước, áp dụng cách làm của các vị chân sư võ đạo tiền bối khai sáng ra môn chữa bệnh bằng khí công, họ tự làm tự chữa khi không gặp được thầy, họ vuốt trên đoạn khí ngũ hành trên bối du huyệt đường kinh Bàng quang ở trên thăn lưng. Vuốt trên đoạn đặc trưng của đường kinh trên cánh tay, trên cẳng chân, bàn tay bàn chân, trên thần đoạn ở đầu, cổ, gáy. Thí dụ bệnh nóng sốt do tâm hỏa thực, thận thủy bất giao, họ vuốt từ huyệt Thận du trên thăn lưng ngang lưng quần kéo lên Tâm du ngang với tim, hoặc vuốt đoạn ngũ hành cho mộc nhập hỏa, tự nhiên người bớt nóng hạ cơn sốt cấp kỳ, cảm sổ mũi, họ vuốt từ huyệt tâm du lên phế du đem hỏa vào phế để làm cho phổi ấm sẽ hết cảm lạnh. Ói mửa đau bụng họ gọi là trúng gió, họ vuốt từ Vị du lên Đởm du giúp tiêu hóa, từ Đởm du lên Can du sinh hỏa, rồi từ Vị du lên thẳng Tâm du làm cho bao tử nóng ấm sẽ hết ói mửa lạnh bụng, trặc chân tay, họ vuốt trên đoạn đặc trưng để khai thông khí huyết trên đường kinh làm mất sưng đau ..

Tất cả các cách chữa đều đúng theo quy tắc vận khí ngũ hành của đông y. Theo thời gian, dân gian dùng dầu dừa, dầu đậu phộng thoa trên da cho trơn dễ vuốt, trước kia vuốt bằng ngón tay có lực của các võ sư, dân gian dùng đồng tiền bạc để vuốt thay cho ngón tay nếu không có khí công, còn các bệnh họ quan niệm đơn giản là do gió ( phong ) thuộc mộc , dùng đồng tiền bạc bằng kim loại ngụ ý theo ngũ hành thuộc kim dùng khắc chế mộc để chữa những bệnh trúng gió. Đến thời văn minh dùng dầu lửa, thờI nay dùng dầu cù là, dầu phong, dầu bạc hà, dầu menthol, dầu vick.. và cạo gió bằng đồng tiền bạc kim loại thay vì vuốt.

Từ đó, cách chữa bệnh duy nhất của dân gian nơi thôn quê hẻo lánh là cạo gió cũng đem lại nhiều kết qủa chữa bệnh thần kỳ, nhưng nguồn gốc lý thuyết họ đã không biết, chỉ truyền dạy hoặc bắt chước áp dụng từ đờI này sang đời khác thành tam sao thất bản, cạo ngang cạo dọc, cạo lên cạo xuống, cạo tứ tung ngũ hoành như chúng ta thấy ngày nay, có những đoạn cạo thừa thãi không vào kinh mạch sẽ không hiệu nghiệm, những đoạn trúng vào các đoạn ngũ hành, đoạn đặc trưng, thần đoạn, đoạn liên hợp vẫn có kết qủa như thường, nhưng ngày nay không ai có thể giải thích được nguồn gốc tại sao môn cạo gió của dân gian cũng cấp cứu được nhiều bệnh mà đông tây y không giải quyết được.

Ngoài môn cạo gió, dân gian Trung quốc thời cổ đại còn chế biến thêm môn bắt gió, bẻ bão, tẩm quất, và giác hơi rồi dần dần thành môn massage chữa bệnh .

b-Trong thời đại khoa học ngày nay :

Từ phương pháp vuốt huyệt của đông y khí công cổ truyền biến cải dần trong thời đại khoa học với máy móc, dụng cụ tinh vi để phục vụ cho sức khỏe con người, nước Nhật phát triển mạnh môn massage có nghệ thuật hơn thành một nghề, trong kỹ nghệ kiếm tiền ở các phòng tắm hơi, mục đích thư giãn thần kinh khi tinh thần bị mệt mỏi, khó ngủ sau thời gian làm việc căng thẳng. Những người muốn làm nghề massage phải qua trường lớp được đào tạo có phương pháp bài bản, có chứng nhận tốt nghiệp mới được phép hành nghề. Từ đó, nghề này đã du nhập vào Tây phương và họ nhận thấy công hiệu của massage có hiệu nghiệm làm an thần, chống đau nhức, mệt mỏi, lại dễ ngủ có thể dùng để chữa những bệnh này một cách nhẹ nhàng, an toàn ,không cần dùng thuốc nên đã cải biến thành nghề massage chữa bệnh gọi là massothérapie .

Khoa học cũng đang chế tạo ra những dụng cụ và máy móc phục vụ cho môn chữa bệnh này trở nên chuyên khoa hiện đại như máy dùng để chỉnh lại những đốt xương cổ, xương lưng, máy massage điện day ấn trên lưng ,máy có hai bánh xe nhỏ lăn trên thăn lưng ở vị thế bệnh nhân nằm úp trên giường massage ,bánh xe chạy lên chạy xuống thay cho ngón tay vuốt huyệt của thầy khí công tác động trên những đoạn ngũ hành, nếu người điều khiển máy có hiểu biết công dụng chữa bệnh của đoạn ngũ hành của bối du huyệt trên thăn lưng, công việc chữa bệnh mới có kết qủa, còn ngược lại cho chạy đều khắp, hết chạy lên rồi chạy xuống nhiều lần không khác gì vẽ rồi xóa, vẽ lại rồi xóa nữa kể như không vẽ gì, hiện nay loại máy này đang được thử nghiệm, có người cảm thấy khỏe vài lần đầu, lạm dụng nhiều lần sẽ phạm ngũ hành làm giảm hồng cầu, chân khí hậu thiên bị cản không lên thần đoạn trên đầu để hóa thần và trở về Khí Hải để tăng cường thêm chân khí cho ngũ tạng hoạt động. Chế biến ra máy móc dụng cụ là cần thiết cho nhu cầu phục vụ sức khỏe, nhưng bị giới hạn kiến thức đông y khí công của người điều khiển, cũng như hiện nay khoa học đã chế ra máy tìm huyệt rất chính xác và sau này có thể chế thêm bộ phận chỉ cho thầy thuốc biết huyệt đó mạnh hay yếu so với tiêu chuẩn để biết hư hay thực, tiến xa hơn nữa có thể gắn thêm máy châm kim vào huyệt cho đúng giùm cho thầy thuốc, nhưng bệnh có khỏi còn lệ thuộc vào kiến thức của thầy thuốc chứ không lệ thuộc vào máy móc.

c-Ứng dụng trong Khí Công Y đạo :

Khí Công Y Đạo ứng dụng môn Khí công vừa động công, vừa tĩnh công vừa day bấm,vuốt huyệt và vận khí ngũ hành để thông Nhâm-Đốc giúp tăng cường chân khí, thông 12 chính kinh và kỳ kinh bát mạch giúp lục phủ ngũ tạng điều hòa tốt để củng cố và phát triển bộ ba Tinh-Khí-Thần luôn hòa hợp giúp tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, tinh thần, trí não và tâm linh, vừa phòng bệnh, tự chữa bệnh cho mình và có thể giúp ích cho người khác.